A/b testing là gì(Khái niệm và quy trình thực hiện A/B Testing)

Lời giới thiệu

A/B Testing là một hoạt động cần thiết trong việc tối ưu, cụ thể là CRO – Conversion Rate Optimization. Nhìn thì có vẻ là 1 ứng dụng nhỏ nhưng việc làm chủ toàn bộ quá trình cần người thực hiện nắm rõ quy trình và thực hành nhiều mới có thể thực hiện được.

Khái niệm A/b testing

Để nắm rõ hơn về A/b testing là gì, hãy cùng GGmedia tìm hiểu sâu hơn qua bài viết này nhé!

A/b testing là gì?

A/B Testing là một phương pháp thử nghiệm 2 phiên bản (A và B) về giao diện hoặc cách bố trí nội dung, các nút căn chỉnh điều hướng, vị trí đặt hình ảnh, nút mua hàng của một website bán hàng.

Khái niệm A/b testing

Mục đích cuối cùng là để kiểm tra xem khách hàng thích cách bài trí nào hơn, đặt các nút ở vị trí nào làm tăng tỉ lệ khách hàng, thu hút nhiều lượt xem hơn…

Quy trình tiến hành A/B Testing

Bước 1: Thu thập (và phân tích) dữ liệu

Bước khởi đầu này mục đích chính là để kiểm tra các vấn đề đang xảy ra, như bounce rate/ drop off cao, time on page thấp hoặc chuyển đổi. Vì điều này sẽ cho phép bạn thu thập dữ liệu nhanh hơn.

Bước 2: Đưa ra định hướng, mục tiêu của việc cải thiện sau thử nghiệm

Từ những vấn đề ở trên thì chúng ta sẽ có những định hướng mục tiêu để tăng tăng traffic vào web, tăng tỷ lệ chuyển đổi, giảm tỷ lệ bounce rate, giảm tỷ lệ rời bỏ giỏ hàng.

Bước 3: Đặt giả thuyết

Khi bạn đã xác định được mục tiêu, bạn có thể bắt đầu tạo ra các ý tưởng và giả thuyết AB Testing và làm thế nào để nó tốt hơn hiện tại.

Quy trình thực hiện A/B Testing

Một khi bạn có một danh sách các ý tưởng, hãy ưu tiên chúng theo mức độ tác động dự kiến ​​và độ khó khi thực hiện.

Bước 4: Xác định quy mô mẫu và thời gian chạy A/B Testing

Ở bước này, khách truy cập vào trang web của bạn sẽ được chỉ định ngẫu nhiên để kiểm soát hoặc thay đổi trải nghiệm của bạn.
Từ đó có thể đo lường, tính toán và so sánh để xác định cách thức từng cách hoạt động.

Quy trình thực hiện A/B Testing

Bước 5: Phân tích kết quả của thử nghiệm và đưa ra kết luận

Phần mềm A/B Testing của bạn sẽ xuất ra dữ liệu từ thử nghiệm và cho bạn thấy sự khác biệt giữa cách hai phiên bản trang web đang hoạt động. Và từ đó chúng ta có thể rút ra bài học và tiếp tục lặp lại các thử nghiệm để cải thiện kết quả.

Từ bài viết trên thì chắc hẳn các bạn đã nắm rõ được khái niệm cùng như quy trình thực hiện A/B Testing. Nếu có vấn đề thắc mắc, comment chia sẻ bên dưới bài viết này nhé!

Xem thêm : Thuật ngữ Google Display Network là gì để có thêm thông tin hữu ích nhé.

Chúc các bạn thành công.

Rate this post