Businees model (Mô hình kinh doanh) là gì?

Mô hình kinh doanh

Business Model (Mô hình kinh doanh) đóng vai trò trung gian, nếu được thiết kế tốt sẽ kết nối được hai lĩnh vực đầu vào kĩ thuật (Technical inputs) và đầu ra kinh tế (Economics outputs) của một doanh nghiệp. Nó có tác dụng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu rõ hơn Business Model (Mô hình kinh doanh) là gì? để áp dụng cho doanh nghiệp mình thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Cùng GG Media theo dõi nhé!

BUSINEES MODEL (MÔ HÌNH KINH DOANH) LÀ GÌ?

Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp là một đại diện đơn giản hóa lí luận kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nó mô tả doanh nghiệp chào bán cái gì cho khách hàng, làm sao doanh nghiệp tìm đến và thiết lập quan hệ với khách hàng, qua những nguồn nào, những hoạt động và đối tác nào để đạt được điều đó và cuối cùng là, doanh nghiệp đó tạo ra lợi nhuận bằng cách nào”.

(Theo “How to Describe and Improve your Business Model to Compete Better”, 2004 của Alexander Osterwalder)

Các yếu tố cấu thành mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh
 Mô hình kinh doanh

Một mô hình kinh doanh thường đóng vai trò trung gian kết nối được hai lĩnh vực đầu vào kĩ thuật và đầu ra kinh tế. Để thực hiện tốt điều này, một mô hình kinh doanh cần phải bao gồm 4 trụ cột với 9 nhân tố sau:

  • Quản trị cơ sở hạ tầng ở Khu vực hoạt động: năng lực cạnh tranh cốt lõi, hoạt động chính và mạng lưới đối tác.
  • Sản phẩm ở Khu vực sản phẩm/Dịch vụ: giá trị.
  • Khách hàng ở Khu vực khách hàng: khách hàng mục tiêu, kênh phân phối và quan hệ khách hàng.
  • Tài chính ở Khu vực tài chính: cấu trúc chi phí và mô hình doanh thu.

1. Khu vực hoạt động

Gồm 3 nhân tố: Mạng lưới đối tác, nguồn lực chính và các hoạt động chính.

Mạng lưới đối tác: gồm các tổ chức có quan hệ hợp tác với doanh nghiệp. Chia sẻ, bổ sung và khuếch đại các nguồn lực của nhau để tạo ra những năng lực cạnh tranh bổ sung mới.

Các nguồn lực chính: (khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ). Trong một lĩnh vực của ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp muốn thành công thì phải có một số năng lực cốt lõi nhất định để tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Các hoạt động chính: doanh nghiệp cần thực hiện một số hoạt động chủ chốt để thực hiện một mô hình kinh doanh (có thể tự thực hiện các hoạt động này hoặc thông qua một mạng lưới đối tác khác).

2. Khu vực sản phẩm/dịch vụ

Khu vực này gồm một nhân tố đề xuất về giá trị hay tuyên bố về giá trị. Đó là lời khắng định về giá trị/lợi ích của sản phẩm/dịch vụ sẽ đem lại gì cho khách hàng. Điều này sẽ thu hút khách hàng và khiến cho khách hàng bỏ tiền ra để dùng sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

Mô hình kinh doanh (Business Model)
Mô hình kinh doanh (Business Model)

>> GGmedia cung cấp dịch vụ viết bài chuẩn SEO – hãy liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ nếu bạn có nhu cầu.

3. Khu vực khách hàng

Gồm 3 nhân tố: Phân đoạn khách hàng mục tiêu, quan hệ khách hàng và kênh phân phối.

Phân đoạn khách hàng mục tiêu: Đây là đối tượng khách hàng chính mà doanh nghiệp hướng đến. Mô hình kinh doanh cần phải mô tả rõ và thể hiện được sự thấu hiểu đối với khách hàng mục tiêu và nhóm khách hàng tiềm năng cũng như nhu cầu của họ để đáp ứng tốt nhất.

Quan hệ khách hàng: là hình thức kết nối, tương tác, sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp với khách hàng.Đây là điều cốt yếu để đáp ứng sự mong đợi của khách hàng.

Kênh phân phối: Chúng ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn trong công việc thiết kế mô hình kinh doanh. Là kênh mà doanh nghiệp nhờ đó mà bán sản phẩm, dịch vụ. À sự kết nối giữa doanh nghiệp, những đề xuất giá trị doanh nghiệp với khách hàng.

4. Khu vực tài chính

Gồm 2 nhân tố : Cấu trúc chi phí và doanh thu.

Cấu trúc chi phí: những chi phí cần thiết mà doanh nghiệp cần phải trả khi vận hành một mô hình kinh doanh.

Doanh thu: là nguồn mà doanh nghiệp sẽ có được thu nhập từ khách hàng nhờ giá trị tạo ra và những hoạt động tiếp xúc với khách hàng.

Trên đây là bài viết chia sẻ về BUSINEES MODEL (MÔ HÌNH KINH DOANH) LÀ GÌ? hi vọng sẽ đem lại những kiến thức bổ ích cho mạng. Đừng quên chia sẻ đến mọi người nếu thấy bài viết hữu ích bạn nhé.

Chúc bạn thành công!

Rate this post