Công thức viết Content Aida

Biti’s Hunter phiên bản tự hào

AIDA là viết tắt của 4 chữ Attention (Thu hút), Interest (Thích thú), Desire (Khao khát), Action (Hành động). Nó được xây dựng  một cách logic dựa trên diễn biến tâm lý của khách hàng: bị thu hút, yêu thích sản phẩm, khao khát muốn có được sản phẩm và cuối cùng là nhấn nút mua hàng lúc nào cũng chẳng hay. Bài viết này của GGMedia chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn bí quyết  công thức viết content aida sao cho đạt hiêu quả nhé.

Công thức viết bài content Aida hoàn hảo

1.Attention – Lôi kéo sự chú ý bằng cách giật title

Trong cuộc chinh phục trái tim khách hàng thì đây là bước “cố tình gây thương nhớ” trong vòng 3 giây đầu. Chỉ có điều, bạn mới chính là kẻ tạo sự thương nhớ đó là chính bạn đó, bằng cách giật tittle – tiêu đề.Điều đầu tiên và quan trọng nhất là bạn hãy đặt dấu chấm hỏi cho mỗi bài viết PR của bạn. Vấn đề bạn đặt ra mang lại lợi ích gì cho khách hàng. Khách hàng đọc bài của bạn vì họ muốn biết thêm thông tin mới, vì vấn đề bạn đưa ra là băn khoăn cho họ, vì  tiêu đề của bạn có thứ mà họ cần, vì tiêu đề thỏa mãn trí tò mò… Nếu bài viết của bạn chẳng mang lại điều gì có ích cho khách hàng thì bạn đã thất bại ngay khi vừa mới bắt đầu.

2. Interest – Tạo sự thích thú

Ở bước này, bạn phải cố gắng tạo ra được sự đồng điệu: sản phẩm của bạn và khách hàng sinh ra là để dành cho nhau. Tin mình đi các bạn sẽ mất khá nhiều chất xám để nghĩ ra 1 tiêu đề hay đó.

Bạn càng tỏ ra là bạn hiểu khách hàng bao nhiêu,vấn đề
của họ thì bạn càng khiến họ thích bạn bấy nhiêu. Quan trọng hơn, hãy để sản
phẩm của bạn giúp họ hoàn thành tốt một công việc nào đó hoặc bù lấp được một
khoảng nào đó mà khách hàng đang thiếu sót.

3. Desire – Đẩy sự thích thú đến niềm khao khát

Đến khi khách
hàng quan tâm đến mặt hàng của bạn rồi, lúc này bạn hãy tung ra tất cả những tính
túy điểm mạnh riêng của sản phẩm. Bất cứ điểm nào mà bạn cho rằng sản phẩm của
bạn là nhất,không bị trùng lặp nhiều thiết thực thì hãy nêu ra nhé.

Bên cạnh đó, bạn đang có khuyến mãi gì, hãy show ra trong
bài viết PR cho sản phẩm của bạn, làm  cho người ta khao khát, thèm muốn
sở hữu sản phẩm của bạn.

4. Action – Kêu gọi hành động mua hàng

Đây là  yếu tố then chốt cuối cùng sale một cách dứt khoát. Hãy cho họ thấy rằng: nếu bạn không mua sản phẩm này, ở đây, trong thời điểm này thì bạn sẽ không bao giờ có cơ hội sở hữu một sản phẩm chất lượng tốt với giá ưu đãi như thế nữa.

Ví dụ về content AIDA

Một lưu ý nhỏ:

Content là một từ có định nghĩa rất rộng, content không chỉ nằm ở nội dung là text content còn xuất hiển dưới dạng là hình ảnh, video hoặc thậm chý ở một khía cạnh nào đó content có thể là hình dạng ở một sản phẩm vật lý:

AIDA trong chiến dịch giày Biti’s Hunter phiên bản tự hào:

Sự lôi kéo đến từ câu chuyện về các chàng trai U23 Việt Nam thi đấu đầu quả cảm tại giải U23 Châu Á, tại thường Châu, với những hình ảnh thi đấu và đặc biệt niềm cảm hướng từ màu đỏ của sắc áo tổ quốc trên nền tuyết trắng xóa.

Tiếp theo để đẩy lên sự thích thú là hình ảnh được công bố đẹp mắt với màu đỏ trắng cùng mẫu mã đẹp mắt, sự đẹp mắt trong thiết kế kết hợp dòng chữ Champions of the People” (Những nhà vô địch của mọi người) và hai từ Việt Nam đã tạo hiệu ứng mạnh

Niềm khao khát được đẩy lên cao cùng lòng tự hòa dân tộc và số lượng có hạn chỉ 2.300 đôi được bán.

Hiệu quả hành động là lượng người mua đặt trước tăng vọt cùng với việc đặt hàng online cũng tăng cao nhiều khi wbesite của Biti’s Hunter còn quá tải

Trên đây là một vài ví dụ về công thức content AIDA hy vọng thông tin này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc.

Hẹn bạn ở các bài viết tiếp theo.

Rate this post