Hướng dẫn tăng tốc độ load trên website

Lời mở đầu

Với công việc bận rội ở thời đại này, cái thời mà được cho là bị bội thực thông tin thì việc chờ đợi quá lâu để đợi load thông tin trên website là việc được cho là khó khăn hiện nay.

HƯỚNG DẪN TĂNG TỐC ĐỘ LOAD TRÊN WEBSITE

Vì vậy một trang web cao cấp thì việc cần có là cần phải tăng tốc độ loat trang web là rất quan trọng. Bạn vẫn còn đang băn khoăn về việc khắc phục tình trạng này nào? Hi vọng với một số chia sẻ của bài viết dưới đây của GG Media chúng tôi sẽ giúp ích đến các bạn.

Nguyên nhân làm cho tốc độ loat website chạy chậm

  1. Nguyên nhân khách quan

Cơ sở hạ tầng Internet bạn đang truy cập vẫn chưa được ổn định như, đứt cáp, bị nhà chức trách chặn, bị tấn công từ chối, sử dụng máy chủ kém chất lượng kém, xử lí chậm chạp.

HƯỚNG DẪN TĂNG TỐC ĐỘ LOAD TRÊN WEBSITE

2. Nguyên nhân chủ quan

  • Thiết lập phần mềm server không phù hợp.
  • Xử lý hình ảnh chưa được tốt trước khi uploat lên server
  • Do web sử dụng quá nhiều vòng lặp ứng dụng không quan tâm đến cấu hình server

Hướng dẫn cách tăng tốc độ load trên website

1. Xóa bỏ bớt những plugin và tiện ích bổ sung không cần thiết

Nếu hiện tại website của bạn đang chạy quá nhiều Plugin, thì tốc độ tải trang web của bạn không những kém mà còn khiến cho trang web dễ gặp những rủi ro về bảo mật hơn. Bạn chỉ nên giữ lại những plugin thực sự cần thiết và chất lượng.

2. Bật bộ nhớ đệm

Nó được hiểu đơn giản là khi bạn truy cập vào một website, dữ liệu hoạt động của website sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ đệm .

HƯỚNG DẪN TĂNG TỐC ĐỘ LOAD TRÊN WEBSITE

Thay vì trình duyệt của bạn sẽ phải tải xuống tất cả các tài nguyên đơn lẻ thì nó chỉ phải tải xuống một số trong đó, còn lại sẽ truy xuất dữ liệu đã được lưu lại ở bộ nhớ đệm để đáp ứng yêu cầu truy xuất của bạn, qua đó giúp cho việc tải trang nhanh hơn rất nhiều.

3. Tối ưu hóa mã nguồn của bạn

Việc bạn cần làm ở cách này là thực hiện các chỉnh sửa, loại bỏ những yếu tố không cần thiết để giảm tải dung lượng cho mã nguồn.

Nếu bạn đang sử dụng WordPress, thì một plugin như Better WordPress Minify sẽ giúp bạn thực hiện việc đó. Còn nếu bạn không sử dụng CMS, bạn có thể tối ưu mã nguồn của mình bằng cách sử dụng tiện ích mở rộng Chrome của Pagespeed Insights.

4. Tối ưu hóa và giảm kích thước hình ảnh của bạn

Nếu như website của bạn có hàng tấn hình ảnh không được tối ưu thì điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tải trang. Với những hình ảnh có kích thước quá lớn, bạn sẽ bị trình duyệt yêu cầu tải tệp lớn hơn. Có một vài cách khác nhau có thể giúp bạn tối ưu hóa hình ảnh để tải nhanh hơn. Hãy đảm bảo rằng hình ảnh của bạn là không phải lớn quá.

HƯỚNG DẪN TĂNG TỐC ĐỘ LOAD TRÊN WEBSITE

5. Sử dụng CDN

Tốc độ tải trang của bạn còn bị ảnh hưởng bởi khoảng cách từ người dùng đến vị trí máy chủ lưu trữ của trang web của bạn. Họ ở càng xa với vị trí đặt máy chủ thì trang web của bạn sẽ càng chạy chậm hơn. Sử dụng CDN có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.

CDN phân phối các tệp của trang web của bạn trên một mạng lưới các máy chủ toàn cầu, theo cách đó người dùng có thể truy cập trang web của bạn qua máy chủ gần nhất với họ.

Rate this post