Marketing Mix là gì?(Khái niệm và yếu tố quan trọng trong mô hình Marketing Mix)

Khái niệm Marketing Mix

Marketing Mix (Marketing hỗn hợp) được đánh giá là công cụ phổ biến nhất giúp chúng ta tìm đúng kênh phân phối và tiếp thị quảng cáo trên thị trường. Ở bài viết dưới đây của GG Media sẽ giới thiệu đến bạn thuật ngữ  Marketing mix là gì và ý nghĩa của từng yếu tố . Cùng theo dõi chúng tôi nhé.

Marketing Mix là gì?

Marketing mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp chỉ tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường

Khái niệm Marketing Mix
Khái niệm Marketing Mix

Marketing Mix được phân loại theo mô hình 4P gồm có: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến). Ngoài ra Marketing mix được phân loại theo mô hình 7P, ngoài 4P trên, các chuyên gia marketing còn đưa ra 3P khác như: Process (quy trình), People (con người), và Physical Evidence (bằng chứng vật lý) tăng cường sức mạnh cho hoạt động tiếp thị trên thị trường.

Những yếu tố quan trọng trong mô hình Marketing Mix

Marketing mix 4P truyền thống

Marketing mix 4P truyền thống
  1. Product (Sản phẩm)

Là một sản phẩm được xem như là một món để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Nó là một hàng hóa hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình. Sản phẩm hữu hình là những vật mà có một sự tồn tại vật lý độc lập.

2. Price (Giá cả)

Giá cả là số tiền khách hàng trả cho sản phẩm bao gồm thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm xúc của khách hàng đối với sản phẩm.

Điều chỉnh giá ở thị trường cạnh tranh hiện nay có tác động sâu sắc đến các chiến lược marketing, và tùy thuộc vào độ co giãn giá của sản phẩm, thường nó sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu cũng như doanh số.

3. Place (Phân phối)

Các kênh phân phối là đại diện cho địa điểm thuận lợi cho một sản phẩm có thể được trao đổi mua bán, trưng bày, giới thiệu.

4. Promotion (xúc tiến thương mại)

Được hiểu là các hoạt động hỗ trợ bán hàng nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết được về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp được coi là xúc tiến thương mại.

Các hoạt động ở khâu này gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên báo chí… để ấn tượng tốt về sản phẩm hay dịch vụ, khách hàng sẽ dễ dàng tiến hành thực hiện giao dịch mua bán thật sự hơn

Marketing Mix 7P

Mô hình 7P

Mô hình 7P là một mô hình marketing bổ sung dựa vào mô hình 4P vừa được đề cập, mô hình này thêm vào 3P là : “Physical evidence”, “People”, và “Process”

5. People (Con người)

Đại diện ở đây là nhân viên, đại diện thương hiệu của công ty, người trực tiếp tiếp xúc và trao đổi với khách hàng.

6. Process (Quy trình)

Được hiểu là quy trình là hệ thống tổ chức, quản lý trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến quá trình marketing của công ty.

7. Physical evidence (Bằng chứng vật lý)

Là các yếu tố bên trong cửa hàng : phía trước cửa hàng, trang phục nhân viên mặc, biển hiệu,…

Marketing Mix 4C

Nếu marketing mix 4P đánh mạnh về phần sản phẩm và doanh nghiệp thì ngược lại Marketing Mix 4C lại tập chung chủ yếu vào khách hàng. 4C là viết tắt bởi những cụm từ:

  • Customer Solutions( Giải phát cho khách hàng)
  • Customer Cost( Chi phí khách hàng cần bỏ ra có hợp lý?)
  • Covenience( Sự thuận tiện của khách hàng khi nhận được sản phẩm này)
  • Communication( Giao tiếp, liên lạc, tương tác với khách hàng bằng phương tiện nào)

Marketing Mix 4E

4E giải quyết được những vấn đề chính của khách hàng để đưa ra quyết định có nên mua hay không?

4E được viết tắt bởi những nội dung sau:

  • Experience (Sự trải nghiệm sản phẩm)
  • Exchange (Sự trao đổi giá trị của sản phẩm)
  • Everywhere ( Sự có mặt khắp mọi nơi, tiện ích)
  • Evangelism( Sự truyền miệng, liệu sau khi sử dụng khách hàng có giới thiệu cho bạn bè mình về sản phẩm này)

Để hiểu rõ hơn về sự liên kết những yếu tố 4P- 4C-4E, chúng tôi có thể tóm tắt ở bảng dưới đây:

Sự liên kết của 4P-4C-4E

Hi vọng với những chia sẻ ở bài viết trên của GG Media chúng tôi về Marketing Mix và những yếu tố quan trọng trong mô hình Marketing mix đã giúp đỡ được các bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về thuật ngữ này thì hãy để lại bình luận cho chúng tôi nhé.

Xem thêm : Blogger là gì? (khái niệm và các yếu tố để trở thành 1 Blogger chuyên nghiệp)

Chúc các bạn thành công.

Rate this post