Mô hình kinh doanh là gì?(Khái niệm và những yếu tố chính trong mô hình kinh doanh)

Xây dựng mô hình kinh doanh là hiện nay một trong những giải pháp đầy tính khoa học mở ra để tạo ra những giá trị lâu dài cho tổ chức. Bên cạnh đó cũng là để cung cấp đến người dùng các sản phẩm/dịch vụ tiện ích.

Mô hình kinh doanh

Vậy mô hình kinh doanh là gì? Những yếu tố chính để làm nên 1 mô hinh kinh doanh là gì? cùng theo dõi bài viết dưới đây của GG Media để giải đáp tất cả những khúc mắc đó nhé.

Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh là khả năng hỗ trợ tồn tại của một sản phẩm hoặc công ty và bao gồm mục tiêu của từng ý tưởng của công ty và kế hoạch dự định đạt được chúng. Và chúng phải được đảm bảo là phải được tổ chức chấp nhận tuyệt đối.

Mô hình kinh doanh

Một mô hình kinh doanh là một mô tả về lý do của một công ty tạo ra, phân phối và nắm bắt giá trị cho chính nó cũng như khách hàng như thế nào.

Những yếu tố chính trong mô hình kinh doanh

Nếu hiện tại bạn đang muốn lập một mô hình kinh doanh để có 1 start up thì bạn cần phải quan tâm những điều sau đây nhé.

Mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh
  1. Phân khúc khách hàng – Customer Segment

Đầu tiên bạn cần là xác định các phân khúc khách hàng nhau mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Nhóm khách hàng này có thể là thị trường đại chúng (mass market), thị trường ngách (niche market), thị trường hỗn hợp (multi-sided market). Từ đó để có những phương án lựa chọn cùng như sàng lọc những thị trường không phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

2. Mục tiêu giá trị – Value Propositions

Cho khách hàng thấy những giá trị khác biệt mà doanh nghiệp bạn có thể làm cho họ khác ra làm sao với các dối thủ cạnh tranh trên thị trường. Cho họ thấy những mục tiêu giá trị sản phẩm của bạn.

3. Các kênh truyền thông – Channels

Mô tả các kênh truyền thông và phân phối mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp xúc với phân khúc khách hàng. Doanh nghiệp cần phân phối qua nhiều kênh khác nhau để có thể tiếp cận được khách hàng nhiều nhất. Nó có thể là kênh phân phối trực tiếp hoặc có thể là gián tiếp.

4. Dòng danh thu – Revenue Streams

Nó được coi là yếu tố quan trọng thể hiện luồng lợi nhuận doanh nghiệp thu được từ các phân khúc khách hàng của mình. Nếu khách hàng được coi là trái tim của mô hình kinh doanh thì luồng lợi nhuận được coi là các động mạch của nó.

5.  Nguồn lực chính – Key Resources

Bạn cần xác định rõ những nguồn lực chính mà bạn có được để sử dụng và có phương thức xử lý sao cho hợp lý để không gây lãng phí. Nguồn lực chính này có thể là nguồn lực vật lý (ví dụ tài nguyên môi trường), nguồn lực tri thức (bằng sáng chế), nhân lực và tài chính.

6. Hoạt động chính – Key Activities

Là những mô tả các hành động quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần duy trì để giữ được công việc kinh doanh của mình. Một cách trừu tượng, là các hành động sử dụng nguồn lực để tạo các lượi ích khác biệt và qua đó thu được lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

7. Đối tác chính – Key Partnerships

Xác định rõ những đối tác tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn sẽ giúp bạn có những có điều khoản thích hợp và tạo mối quan hệ tốt cho những lần hợp tác tiếp theo đó.

Đối tác cũng được phân trong 4 lại sau: đối tác chiến lược giữa các công ty không phải là đối thủ của nhau, đối tác giữa các công ty là đối thủ của nhau để cùng nâng thị trường lên, cùng đầu tư (joint ventures) để tạo ra công việc kinh doanh mới, quan hệ mua bán để đảm bảo đầu vào cho công ty.

8. Cơ cấu chi phí

Được hiểu là tất cả các chi phí cần thiết để duy trì và điều hành một công việc kinh doanh. Tùy từng doanh nghiệp sẽ có những cơ cấu tổ chức chi phí khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng là để tạo dựng dấu ấn cho khách hàng.

Hy vọng với những chia sẻ trên các bạn đã phần nào hiểu rõ mô hình kinh doanh là gì và những yếu tố chính trong mô hình kinh doanh . Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chuyên mục Blog và chúc các bạn thành công!

Rate this post