Copywriter đừng giật tít để lấy báo cáo…

Quảng cáo nội dung giật tit tiêu cực

Trong quảng cáo, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy có 2 chiến lược chủ yếu: Tối ưu hóa CTR (Hay còn gọi là tối ưu hóa Pre-Click – tối ưu các mẫu quảng cáo như tối ưu tiêu đề quảng cáo, ảnh quảng cáo, các thành phần mở rộng quảng cáo, nhắm mục tiêu…) và Tối ưu hóa CR (hay còn gọi là tối ưu hóa Post-Click – tối ưu trang đích: website, landing page, bài viết…).

Copywriter thực tế cần phải biết

Có một thực tế là đa số và thực sự có quá nhiều nhà quảng cáo chỉ ăn với tập trung vào chiến lược đầu tiên – chiến lược Tối ưu hóa CTR mà không chú ý đến tối ưu hóa CR.

Chính vì lẽ đó, không có gì là ngạc nhiên khi tỷ lệ chuyển đổi trung bình chỉ rơi vào khoảng 1 – 3%, tức là có khoảng 97 – 99% số lần Click vào quảng cáo không tạo ra chuyển đổi. Điều đặc biệt là các nhà quảng cáo đang phải trả rất nhiều tiền cho 97 – 99% số lần Click đó. Thật sự là lãng phí.

Nói một cách khác, nếu bạn chú ý hơn đến việc tối ưu hóa Post-Click (Tối ưu hóa chuyển đổi), có thể bạn sẽ đưa ra được những quyết định đúng đắn, có thể thay đổi hoàn toàn chiến dịch marketing của bạn, có thể giúp bạn giảm rất nhiều chi phí quảng cáo lãng phí.

Nguồn: Facebook Tình Nguyễn : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2170932299877401&set=a.1374543586182947&type=3

Nói đến marketing trên Facebook đối với một chiến dịch quảng cáo nội dung là vô cùng quan trọng, nội dung trang quảng cáo là tập hợp của việc như: nghiên cứu kỹ về sản phẩm, nghiên cứu chân dung khách hàng và thị trường sản phẩm.

Bài toán mà các “Sếp hay người đi thuê” cho rằng cứ tiếp cận khách hàng nhiều là tốt chính vì thế các bạn content bây giờ thường hỏi những tips, tricks để viết sao cho lạ, cho độc, cho câu tương tác, trong khi có những nguyên lí rất cơ bản lại thường bị phớt lờ hoặc hiểu sai.

Quảng cáo với tiêu đề tiêu cực

Hãy tìm hiểu mô nguyên lý kim tự tháp ngược, nguyên lý này cho rằng “90% độc giả của bạn chỉ đọc title”, tư duy đơn giản sẽ suy ra “hãy viết title sao cho ngầu để họ phải đọc tiếp”. Từ đó, sản sinh ra đủ kiểu sốc giật ở tiêu đề “bá đạo”

Câu hỏi khi làm Copywriter là

Bạn tự tin chuyển hóa được thêm bao nhiêu trong số 90% kia thành người chịu-đọc-tiếp? 20%? 30%?

Quảng cáo nội dung giật tit tiêu cực
Quảng cáo nội dung giật tit tiêu cực

Bạn cần tương tác để báo cáo, hay cần ấn tượng của độc giả đối với nhãn hàng?

Nếu câu trả lời của bạn là chỉ cần tương tác, vậy cứ tiếp tục giật tít gây sốc theo ý bạn để giành lấy 20-30% kia – con số hiển nhiên không hề tệ, chứng tỏ bạn cũng là một tay giật tít có tài. Còn nếu quan tâm nhãn hàng, hãy nhớ rằng 60-70% còn lại vẫn chỉ đọc title, và ấn tượng để lại cho họ là dự án của bạn dính phốt, có vấn đề. Là negative.

Một nguyên tắc hàng đầu tôi thường nhắc nhở các bạn copywriter trẻ: Đừng bao giờ để từ khoá tiêu cực lên title, đặc biệt với nhãn hàng luxury. Khi bạn đem negative ra làm từ khóa câu like, cái mà bạn đem về, hiển nhiên không thể positive. “Nhân nào quả nấy” không phải duy tâm đâu, nó là tư duy rất khoa học.

Rate this post